Trong cuộc đời làm marketing, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều cụm từ viết tắt tiếng Anh, trên các kênh truyền thông xã hội của nhãn hàng và influencer nước ngoài, trong các buổi họp công việc hay khi trao đổi với đội ngũ kỹ thuật. Thay vì đoán mò hay liên tục phải tra Google để tìm hiểu, hãy cập nhật vốn từ viết tắt của bạn qua post sau nhé. SDmedia sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn 4 theo chủ đề:
1. Các từ phổ biến trên mạng xã hội
2. Các từ chuyên ngành truyền thông
3. Các thuật ngữ về kỹ thuật
4. Ngôn ngữ của Gen Z
Bắt đầu nào!!
1. Các từ phổ biến trên mạng xã hội
DM / PM
Direct Message / Private Message
Gửi tin nhắn riêng
Khi ai đó nói bạn DM hoặc PM họ, họ muốn bạn gửi tin nhắn riêng cho họ.
MT
Modified Tweet
Tweet đã chỉnh sửa
Một đoạn tweet bắt đầu bằng MT cho biết người đăng, vì một lý do nào đấy (thường là tóm tắt), đã chỉnh sửa nội dung gốc của chính chủ trước khi đăng lại.
RT
Retweet
Tweet lại
Thay vì nhấn nút Retweet, vài người dùng Twitter đăng lại đoạn tweet trên tài khoản của mình kèm ký tự RT cộng liên kết đến tác giả gốc nhằm thể hiện là đoạn tweet lại từ người này.
AMA
Ask Me Anything
Hỏi gì đáp nấy
AMA là mục hỏi đáp mà các công ty, thương hiệu và người nổi tiếng thường tổ chức trên các mạng xã hội như Twitter, Reddit hay các live stream của mình.
It's HAPPENING! Our AMA is starting now on Reddit! We'll start answering questions at 1 pm EST. Get your questions ready and join us here: https://t.co/Emo2GeuwTi
— Wendy's (@Wendys) December 14, 2017
BTS
Behind The Scenes
Hậu trường, phía sau màn ảnh
Dùng trong các bài đăng chia sẻ cảnh hậu trường.
BTW
By The Way
Nhân tiện
Dùng khi muốn thêm thông tin, đổi chủ đề hoặc cà khịa ai đó.
DYK
Did You Know
Bạn có biết
Dùng khi bắt đầu giới thiệu một sự thật thú vị ít người biết.
ELI5
Explain Like I’m Five
Ai thông não giùm cái
Từ viết tắt phổ biến trên Reddit, nhằm yêu cầu được giải thích một vấn đề phức tạp theo cách dễ hiểu nhất.
FBF
Flashback Friday
Thứ Sáu năm ấy
Hashtag dùng khi chia sẻ một kỷ niệm xảy ra vào ngày thứ Sáu năm xưa.
FTW
For The Win
Quá đỉnh
Cụm từ cảm thán dùng để ca ngợi, thường đặt ở cuối câu.
FYI
For Your Information
Để Mị nói cho mà nghe
Để cho biết thêm thông tin, thỉnh thoảng kèm chút thái độ.
H/T
Hat Tip
Ngả mũ
Giống như một cái gật đầu ảo để cảm ơn người khác vì thông tin họ cung cấp.
ICYMI
In Case You Missed It
Nếu chưa biết thì
Dùng khi đăng lại một nội dung hoặc tin tức mà khán giả có thể đã bỏ lỡ giữa cơn bão thông tin của mạng xã hội.
IMO / IMHO
In My Opinion / In My Humble Opinion
Theo ý kiến chân thành của tớ
Ghi trước khi chia sẻ ý kiến của mình, thường là một ý kiến táo bạo.
IRL
In Real Life
Ngoài đời thực
Dùng khi muốn phân biệt những gì diễn ra trên mạng và ngoài đời thực.
LMK
Let Me Know
Cho tớ biết
Dùng khi mong muốn nhận được phản hồi hay ý kiến từ mọi người.
Please lmk what you’d most like improved/fixed about your Tesla. Thanks!
— Elon Musk (@elonmusk) November 9, 2018
NBD
No Big Deal
Chuyện nhỏ / Không có gì to tát
Dùng khi khoe một việc gì đấy, thường là một việc to tát.
Just walking on air… NBD. #AGT pic.twitter.com/s6g1rgHPWz
— America's Got Talent (@AGT) July 9, 2015
NSFW
Not Safe For Work
Đừng xem ở nơi làm việc
Dùng để cảnh báo một nội dung mang tính chất nhạy cảm, không phù hợp để xem trong môi trường làm việc, trong văn phòng.
SMH
Shaking My Head
Lắc cái đầu
Dùng trong những dịp bạn cần cho mọi người biết bạn đang lắc đầu ngao ngán đằng sau màn hình.
Couldn't even do it in every burger. smh
— Wendy's (@Wendys) May 29, 2018
TBH
To Be Honest
Thành thật mà nói
Lời mở đầu cho một quan điểm trái chiều.
TBT
Throwback Thursday
Thứ Năm năm ấy
Hashtag dùng khi chia sẻ một kỷ niệm xảy ra vào ngày thứ Năm năm xưa.
TFW
That Feeling When
Cảm giác khi
Thường đi kèm với một meme, nói về một trải nghiệm mà ai cũng hiểu.
TFW yo beef’s still frozen pic.twitter.com/C0lgiNo9Ca
— Wendy's (@Wendys) May 8, 2018
TGIF
Thank God It’s Friday
Ơn giời thứ Sáu rồi
Ai mà không mong ngóng thứ Sáu.
TL;DR
Too Long; Didn’t Read
Dài quá; chẳng đọc
Cho biết bạn chưa đọc một bài viết vì nó quá dài, hoặc khi đưa ra đoạn tóm tắt ngắn cho một bài biết dài.
WBW
Way Back Wednesday
Thứ Tư năm ấy
Hashtag dùng khi chia sẻ một kỷ niệm xảy ra vào ngày thứ Tư năm xưa.
Những từ viết tắt tiếng Anh mọi marketer cần biết
2. Các từ chuyên ngành truyền thông
B2B
Business To Business
Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Chỉ mô hình kinh doanh hay các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
B2C
Business To Consumer
Doanh nghiệp với người tiêu dùng
Chỉ mô hình kinh doanh hay các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
CMGR
Community Manager
Quản lý cộng đồng
Công việc của một CMGR là xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ giữa thương hiệu với cộng đồng qua mạng xã hội.
CSR
Corporate Social Responsibility
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSR là một mảng hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, chú trọng vào những đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội, về môi trường, về phát triển con người, v.v… CSR cũng là một cách làm truyền thông hiệu quả.
CTA
Call To Action
Kêu gọi hành động
CTA là lời kêu gọi hướng khách hàng đến một hành động nào đó, ví dụ như “Đăng ký ngay” hay “Mua ngay”.
KPI
Key Performance Indicator
Chỉ số đo lường hiệu quả công việc
KPIs là các chỉ số để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một chiến dịch, một bộ phận hay công ty trong việc đạt được mục tiêu đề ra.
ROI
Return On Investment
Tỷ suất hoàn vốn
ROI hiểu đơn giản là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư bỏ ra.
SEM
Search Engine Marketing
Marketing trên công cụ tìm kiếm
Hình thức marketing bằng cách mua quảng cáo trên công cụ tìm kiếm để tăng lượng truy cập.
SEO
Search Engine Optimization
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là các thủ thuật nhằm cải thiện một cách tự nhiên vị trí của website trên trang kết quả tìm kiếm.
SERP
Search Engine Results Page
Trang kết quả tìm kiếm
Trang hiển thị các kết quả sau khi người dùng thực hiện một lệnh tìm kiếm.
SMB
Small and Midsize Businesses
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là có ít hơn 50 nhân viên, doanh nghiệp vừa có ít hơn 250 nhân viên.
SMP
Social Media Platform
Kênh mạng xã hội / Nền tảng truyền thông mạng xã hội
Cụm từ này đôi khi dùng để chỉ cụ thể một trang mạng xã hội, ví dụ, Facebook là một SMP.
SMM
Social Media Marketing
Marketing qua mạng xã hội
Hình thức marketing qua mạng xã hội, chủ yếu nhằm mục đích tăng nhận thức thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và mở rộng khách hàng tiềm năng.
SMO
Social Media Optimization
Tối ưu hóa mạng xã hội
SMO là kỹ thuật tối ưu hóa quảng bá thương hiệu trên các kênh mạng xã hội khác nhau.
SoLoMo
Social, Local, Mobile
Mạng xã hội, địa phương, thiết bị di động
Chiến thuật marketing trên thiết bị di động dựa trên tính chia sẻ của mạng xã hội và công nghệ định vị để gửi đến người tiêu dùng thông tin liên quan đến vị trí hiện tại của họ.
SRP
Social Relationship Platform
Nền tảng quản lý mạng xã hội
SRP là một nền tảng tập trung, hỗ trợ bạn trong việc đăng bài, quản lý và phân tích nhiều kênh truyền thông xã hội cùng một lúc, trên cùng một công cụ.
TOS
Terms Of Service
Điều khoản dịch vụ
Bộ quy tắc mà người dùng cam kết tuân thủ khi dùng một mạng xã hội.
UGC
User-Generated Content
Nội dung do người dùng tạo ra
UGC chỉ bất kỳ nội dung nào như bài viết, hình ảnh, video, bình luận, check-in… do người dùng chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến, thay vì thương hiệu.
WOM
Word Of Mouth
Truyền miệng
Là hình thức tiếp thị dựa trên sự lan truyền thông tin về thương hiệu qua các cuộc trò truyện giữa người tiêu dùng với nhau (trên hoặc không trên mạng xã hội), thường được kích thích bằng các chương trình hoặc sự kiện từ thương hiệu.
3. Các thuật ngữ về kỹ thuật
API
Application Programming Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
API là một bộ công cụ và giao thức cho phép các nhà phát triển phần mềm tích hợp một hệ thống vào một hệ thống khác. Ví dụ, Google Maps đưa ra các API để các công ty có thể tích hợp công nghệ bản đồ của họ vào app hay website của mình.
CMS
Content Management System
Hệ thống quản lý nội dung
Là nền tảng cho việc tạo và quản lý nội dung số, như WordPress, Joomla, Drupal.
CPC
Cost Per Click
Chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột
Chỉ chi phí mà nhà quảng cáo bỏ ra trên mỗi lượt click thu được trong một chiến dịch.
CR
Conversion Rate
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ phần trăm người xem thực hiện một hành động nào đó từ quảng cáo hay website của bạn, thường là mua hàng, hay đăng ký, download…
CRO
Conversion Rate Optimization
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Chiến lược để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
CTR
Click-Through Rate
Tỷ lệ nhấp chuột
Tỷ lệ phần trăm người xem click vào một đường link mà bạn đưa ra.
CX
Customer Experience
Trải nghiệm khách hàng
Chỉ mối quan hệ mà một khách hàng hình thành với một thương hiệu sau một số tương tác hoặc điểm tiếp xúc. Tìm hiểu hành trình của khách hàng là một cách tốt để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt với thương hiệu của bạn.
ESP
Email Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ email
Là bên thứ ba cung cấp dịch vụ email như gửi newsletter hay email marketing. Các nhà cung cấp phổ biến là MailChimp, Constant Contact và Drip.
GA
Google Analytics
Google Analytics – công cụ phân tích của Google
Công cụ phân tích cho phép theo dõi các thông số của website.
PV
Page Views
Lượt xem trang / số lần xem trang
Mỗi lần một trang web được tải thành công trên trình duyệt của người dùng thì sẽ được tính là một PV. Khi người dùng xem nhiều hơn một trang, đó sẽ được tính thành nhiều lượt xem trang. Phân biệt với unique page view – lượt xem duy nhất.
Saas
Software As A Service
Phần mềm dạng dịch vụ
Là phần mềm đặt trên cloud, cho phép người dùng truy cập và sử dụng từ khắp nơi qua mạng Internet. Các trang web dịch vụ email như Gmail hay Yahoo! Mail chính là một dạng Saas.
SOV
Share Of Voice
Thị phần thảo luận
Chỉ tỷ lệ xuất hiện của một thương hiệu trong các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội so với đối thủ.
UI
User Interface
Giao diện người dùng
Là phần trực quan của một hệ thống được thiết kế để người dùng cuối tương tác với hệ thống.
URL
Uniform Resource Locator
Định vị tài nguyên thống nhất
Đơn giản là địa chỉ của một trang web.
UV
Unique Views
Lượt xem duy nhất
Khi một người dùng vào một trang web nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định (24 tiếng theo GA) thì vẫn chỉ được tính là một lượt xem duy nhất.
UX
User Experience
Trải nghiệm người dùng
Thuật ngữ trong thiết kế web và app nói đến hiệu quả tương tác giữa người dùng và hệ thống. Các chiến thuật UX quan tâm đến việc cải thiện nhu cầu và sự tiện lợi cho người dùng khi sử dụng trang web hoặc app.
4. Ngôn ngữ của Gen Z
AF
As F–––
Vãi
Dùng cuối câu để nhấn mạnh về mức độ. Vd: I’m hungry af. – Tớ đói vãi.
BAE
Before Anyone Else
Cục cưng
Từ thân mật chỉ bạn trai/bạn gái của một người.
BC
Because
Bởi vì
Ví dụ: I can’t come bc I have to babysit.
FFS
For F–––’s Sake
Lạy hồn
Cụm từ cảm thán thể hiện sự bực bội. Vd: FFS I’ll just do it myself.
FML
F––– My Life
“Đồn như lời”
Dùng trước hay sau khi kể một câu chuyện kém may mắn của bạn. Vd: I got fired from my job. FML.
FWIW
For What It’s Worth
Cũng phải nói là
Dùng khi bạn muốn khiêm tốn đưa ra một thông tin hay ý kiến cá nhân mà bạn không rõ có hữu ích hay quan trọng không.
HMU
Hit Me Up
Nhắn tớ một tiếng
Dùng khi muốn nói ai đó gọi bạn hay nhắn tin cho bạn. Vd: HMU when you get back in town.
IDK
I Don’t Know
Tớ không biết
Vd: Idk when I’ll arrive.
IKR
I know, right?
Còn phải nói / Công nhận ha
Dùng khi bạn muốn thể hiện sự đồng tình với ý kiến hoặc cảm giác của một người. Vd: “These cookies are amazing!” – “I know, right?”
ILY
I Love You
Yêu em/anh
Vd: ILY <3 :*
ISO
In Search Of
Đang tìm
Thường thấy trong các forum hay group, dùng khi bạn muốn thông báo bạn đang cần mua, trao đổi, hoặc tìm một cái gì đó. Vd: “ISO a cheap car in decent condition.”
JK
Just Kidding
Đùa thôi
Dùng để khẳng định lại là bạn đang đùa, nhỡ người ta không hiểu.
JTM
Just the Messenger
Tớ chỉ là người đưa tin thôi
Dùng để cho biết bạn không phải là nguồn gốc của thông tin mà bạn đang chia sẻ.
LMAO
Laughing My A–– Off
Cười tét rún / Cười không nhặt được mồm
Đôi lúc “buồn cười quá” là không đủ.
LOL
Laughing Out Loud
Cười thành tiếng / Cười lệch hàm
Cho người ta biết bạn đang cười.
NGL
Not gonna lie
Không phải nói xạo chứ
Dùng khi bày tỏ ý kiến thành thật của bạn. Vd: Ngl, that color doesn’t look good on you.
NVM
Nevermind
Đừng bận tâm / Thôi bỏ đi
Khi bạn không muốn làm phiền người ta về chủ đề đang nói nữa.
Obv
Obviously
Rõ ràng là
Vd: Obv they didn't know each other till today.
OH
Overheard
Tình cờ nghe thấy
Dùng khi muốn trích dẫn một câu nói hay thông tin bạn nghe lỏm được.
OMG
Oh My God
Trời ơi / Ôi lạy chúa
Vd: OMG. This is awesome.
OMW
On My Way
Đang trên đường tới
Vd: OMW. Just left the office.
Pls
Please
Đi mà / Làm ơn
Vd: Can I go with you, pls?
PSA
Public Service Announcement
Thông báo công cộng
Dùng khi muốn lan tỏa một thông tin hoặc thông điệp bạn cho là có giá trị với mọi người.
RN
Right Now
Ngay bây giờ
Bạn có thể hỏi một ai đó: “WYD RN?”, tức “What are you doing right now?”
ROFL
Rolling On The Floor Laughing
Cười té ghế
Một cấp độ khác của buồn cười.
SRSLY
Seriously
Nghiêm túc mà nói / Thật sự
Vd: She's srsly afraid to go out now.
TIL
Today I Learned
Hôm nay tớ học được
Cụm từ mở đầu khi muốn chia sẻ một kiến thức thú vị bạn mới học được.
TMI
Too Much Information
Quá nhiều thông tin
Dùng trước khi cung cấp nhiều thông tin quá mức cần thiết hoặc cho ai đó biết họ vừa làm như vậy. Vd: “This may be TMI, but…”
TY
Thank You
Cám ơn
Những cách viết khác gồm thnx hay thx thay cho “thanks”.
WTF
What The F–––
Cái --- gì thế?
Vd: “WTF was that?”
YW
You’re Welcome
Không có chi
Vd: “Thanks for helping me” – “YW”
Theo: Blog Hootsuite
https://blog.hootsuite.com/social-media-acronyms-marketers-know/
Theo dõi SDmedia trên:
Facebook: https://www.facebook.com/sdmedia.vn
Pinterest: https://www.pinterest.com/sdmediavn/